Kỹ năng quản lý trong tình huống khẩn cấp

  • Thời lượng: 12 tiết;

  • Lý thuyết: 4 tiết;

  • Thảo luận: 8 tiết.

I. MỤC ĐÍCH

Chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng nâng cao về nhận diện về tình huống khẩn cấp, vai trò của nhà nước trong quản lý tình huống khẩn cấp.

II. YÊU CẦU

Sau khi học xong chuyên đề, học viên:

1. Về kiến thức

Nắm vững đặc điểm của tình huống khẩn cấp và quản lý tình huống khẩn cấp, vai trò của quản lý tình huống khẩn cấp, quy trình xử lý tình huống khẩn cấp phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.

2. Về kỹ năng

Phát triển kỹ năng tổ chức xử lý các tình huống khẩn cấp phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.

3. Về thái độ

Ý thức rõ tầm quan trọng của việc giải quyết các tình huống khẩn cấp trong hoạt động quản lý nhà nước; có trách nhiệm, chủ động trong việc chuẩn bị và thực hiện việc giải quyết tình huống khẩn cấp có thể phát sinh.

III. NỘI DUNG

1. Tình huống khẩn cấp và quản lý tình huống khẩn cấp

a) Khái niệm tình huống khẩn cấp

b) Đặc điểm của tình huống khẩn cấp

- Tình huống khẩn cấp diễn ra một cách bất ngờ, khó dự đoán, dự báo;

- Tình huống khẩn cấp có thể gây ra hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Tình huống khẩn cấp có thể xuất hiện từ các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.

c) Phân loại tình huống khẩn cấp

- Tình huống khẩn cấp có nguyên nhân tự nhiên;

- Tình huống khẩn cấp có nguyên nhân xã hội.

d) Quản lý tình huống khẩn cấp

2. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý tình huống khẩn cấp

a) Vai trò dự báo, cảnh báo

b) Vai trò điều phối, kết nối các hoạt động ứng phó với tình huống khẩn cấp

d) Vai trò bảo đảm ổn định xã hội

đ) Vai trò trực tiếp xử lý các vấn đề trong tình huống khẩn cấp

3. Nguyên tắc và giải pháp quản lý tình huống khẩn cấp

a) Nguyên tắc phòng ngừa tình huống khẩn cấp

- Dự báo và chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp;

- Bảo đảm sẵn sàng các kịch bản ứng phó với tình huống khẩn cấp.

b) Các giải pháp quản lý tình huống khẩn cấp

- Thống nhất chỉ đạo trong tình huống khẩn cấp;

- Hành động khẩn trương nhưng bình tĩnh;

- Bốn tại chỗ và huy động sức mạnh tổng hợp trong tình huống khẩn cấp;

- Đảm bảo thông tin phục vụ xử lý tình huống khẩn cấp;

- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu trong xử lý tình huống khẩn cấp.

Last updated